Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Cách nói lời xin lỗi

Mỗi người đều ít nhất một lần làm người khác tổn thương, bởi chúng ta không ai là hoàn hảo cả. Ðiều quan trọng là sau đó bạn sẽ làm thế nào để giúp mối quan hệ vẫn tốt đẹp.
        
Điều mang lại sự thành công khi nói lời xin lỗi chính là thái độ. Thái độ chân thành của bạn sẽ giúp đối phương thấy dễ chịu hơn do đó sẽ dễ dàng tha thứ cho bạn hơn. Có sai thì nhận lỗi và sửa chữa, đó là châm ngôn sống của mọi người, nhưng phần lớn điều đó dễ dàng với người phương Tây, còn ở Việt Nam - câu xin lỗi vẫn chưa thể là câu cửa miệng.



Nói lời xin lỗi

Khi bạn bị trách tội vô cớ hay bị thiệt hại bởi người khác, bạn luôn mong nhận được lời xin lỗi từ họ. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể nhận ra lỗi lầm và nói lời xin lỗi. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người không nhìn nhận lỗi lầm là thói gia trưởng.  Cũng như nhiều người thấy mình có lỗi, nhưng vì muốn giữ sĩ diện và uy thế nên không muốn xin lỗi. 

Vì sao cần xin lỗi?

Khi nhận được lời xin lỗi, người nghe thấy được tôn trọng, được chấp nhận là đúng. Ðiều này giúp mối quan hệ tốt đẹp hơn. Không phải ai cũng có thói quen xin lỗi người khác ngay khi nhận ra sai phạm.
Thông thường, lỗi lầm của bạn xuất phát từ những lúc nóng giận, bồng bột, vì thế, trước tiên, bạn nên tập thói quen nghĩ cho người khác. Trước khi nói hay hành động điều gì, bạn nên đặt mình vào vị trí người đối diện. Bạn sẽ thấy thế nào nếu bị đối xử tương tự? Nếu biết nghĩ cho người khác, bạn sẽ biết cách kiềm chế cơn nóng giận.

Thể hiện sự chân thành

Khi bạn đã xin lỗi, thì những hàng động và lời nói phải chân thành, điều này sẽ gây thiện cảm với người đối diện. Những lỗi lầm của bạn theo đó cũng dễ dàng được tha thứ hơn.

Biết tiếp thu ý kiến

Vấn đề là người nhận ra mình sai, biết sửa chữa lỗi lầm sẽ khiến người khác nể phục và tôn trọng. Trong khi đó, ai cố tình che giấu lỗi lầm và dùng quyền lực để át đi thì chỉ nhận được sự “bằng mặt mà không bằng lòng” của người xung quanh.

+ Tỏ vẻ lấy làm tiếc

Tốt nhất là đừng có kiêu ngạo quá, hãy cho người đó thấy bạn cũng biết mình sai, và nếu không muốn phải nói lời xin lỗi, ít ra cũng nên tỏ ra rằng chuyện xảy ra làm bạn muộn phiền, suy nghĩ lắm.

+ Thú nhận mình đã sai

Trong trường hợp bạn là người phải chịu trách nhiệm về mọi rắc rối đã xảy ra, dù không thể nói xin lỗi, hãy thừa nhận mình sai.

+ Hành động đúng kiểu hối lỗi

Nếu đã trót gây ra lỗi lầm, làm kẻ châm ngòi nổ cuộc cãi vã, thì sau đó nên tìm mọi cách bù đắp, cư xử thật tử tế với đối phương, để họ còn thấy dù sao bạn vẫn có phần dễ thương mà mềm lòng tha thứ. 

+ Không phạm cùng 1 lỗi đến lần thứ 2

Con người phải nói xin lỗi đến lần thứ 4 về cùng một cái sai của mình nên biết tự chán ngán bản thân, bởi luôn làm người khác thất vọng.

+ Đề nghị được làm gì đó

Hãy ngỏ một lời đề nghị được làm gì đó để bày tỏ tấm lòng chân thành của bạn.

+ Lên kế hoạch cho một bất ngờ nhỏ

Bạn có thể tặng một món quà, giỏ hoa, bó hoa, gấu bông, chocolate, rượu vang,.... là loại mà người ấy yêu thích. Điều này sẽ dễ dàng xoa dịu cơn giận của đối phương.



Nên xin lỗi vào lúc nào?


Câu xin lỗi cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để chứng tỏ sự thiện chí của bạn. Tránh để mọi người chịu buồn phiền trong thời gian dài sẽ không tốt cho mối quan hệ của bạn.


• Không nên xin lỗi qua email, điện thoại, nếu như bạn có điều kiện gặp trực tiếp

• Hãy nói câu xin lỗi bằng ánh mắt chân thành, cử chỉ thân ái, từ tốn.

• Không nên biện luận dài dòng để "chạy tội", mà hãy nhìn thẳng vào vấn đề và nhận lãnh trách nhiệm về phía mình.

• Thể hiện một cử chỉ đặc biệt của lòng tốt khác hẳn ngày thường, để tạo ra sự khác lạ đáng lưu ý trong cung cách ứng xử.
Chúc các bạn luôn có những tình cảm tuyệt vời với mọi người!

Nguồn: Điện hoa Cây Cầu Vàng tổng hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét